BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HỆ THỐNG THÔNG TIN BỘ VỚI NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

FAQ - Các vấn đề thường gặp

Các vấn đề thường gặp

Tìm kiếm

Nhập lại

Học nghề được hỗ trợ từ bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng gồm chính sách chính sau:

1. Trợ cấp xã hội hàng tháng,

2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế,

3. Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề,

4. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết,

5. Các hỗ trợ khác nếu có.

Căn cứ pháp lý: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

Mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng?

Theo quy định của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội,  Nghị quyết phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 9 năm 2014 Nghị quyết 74 và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC thì mức chuẩn trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 như sau:

1. Đối với trường hợp người  đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc diện hộ nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không có nguồn nuôi dưỡng, đối tượng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng mức trợ cấp như quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là 270.000 đồng/người/tháng.

2. Đối với các trường hợp người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không thuộc hộ nghèo thì áp dụng mức chuẩn theo quy định trước khi ban hành Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là 180.000 đồng/người/tháng.

3. Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định mức chuẩn cao hơn các mức trên thì áp dụng theo mức chuẩn quy định của địa phương.

Căn cứ pháp lý: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định như thế nào?

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng được xác định bằng cách nhân mức chuẩn trợ giúp xã hội với hệ số tương ứng quy định cụ thể đối với đối tượng. Cụ thể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, mức trợ cấp hàng tháng cho các nhóm đối tượng được tính như sau:

- Trường hợp là trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, đối tượng thuộc diện hộ nghèo thì áp dụng mức chuẩn trợ giúp là 270.000 đồng/tháng nhân với hệ số trợ cấp xã hội tương ứng theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

- Trường hợp không nghèo thì áp dụng mức chuẩn trợ giúp xã hội là 180.000 đồng/tháng nhân với hệ số tương ứng quy định tại: Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP hoặc Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

Đối với những địa phương quy định mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội khác, thì áp dụng mức của địa phương đó (nhưng không được thấp hơn mức chuẩn).

Đối tượng bảo trợ xã hội nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế?

Đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:

a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.

d) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Đối tượng nào khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng?

Các đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:

a) Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Con của người đơn thân nghèo đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Mức hỗ trợ chi phí mai táng hiện nay là bao nhiêu?

Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ chi phí mai táng khi đối tượng bảo trợ xã hội chết cao hơn mức quy định tại Nghị định số 13/2010/NĐ-CP. Nhưng hiện nay chưa thực hiện theo mức hỗ trợ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP mà vẫn đang áp dụng mức theo quy định tại Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là 3.000.000 đồng.

Những đối tượng bảo trợ xã hội nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì những đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

+ Mồ côi cả cha và mẹ;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+ Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp trên mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

- Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

- Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

- Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Người cao tuổi thuộc hộ

Nghề công tác xã hội có những chức năng gì trong quá trình giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và tăng cường an sinh xã hội?

Nghề công tác xã hội thực hiện 4 chức năng:
- Chức năng phòng ngừa:
Với quan điểm tiếp cận phòng hơn chữa, chức năng đầu tiên của CTXH là phòng ngừa, ngăn chặn cá nhân, gia đình và cộng đồng rơi vào tình huống khó khăn chứ không phải để đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ. Chức năng phòng ngừa của CTXH thể thiện qua các hoạt động giáo dục, phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về luật pháp, chính sách xã hội và những vấn đề xã hội. Đơn cử như hoạt động giáo dục cộng đồng về kiến thức Luật phòng, chống bạo lực gia đình hay tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội v.v. Thông qua các hoạt động giáo dục như vậy, CTXH đã giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội có thể xảy ra với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó chức năng phòng ngừa còn thể hiện thông qua các hoạt động xây dựng văn bản, chính sách xã hội góp phần cải thiện và nâng cao đời sống, ngăn chặn gia tăng đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
- Chức năng can thiệp:Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn họ đang phải đối mặt. Với từng vấn đề và với mỗi đối tượng khác nhau, nhân viên công tác xã hội sẽ có phương pháp can thiệp hỗ trợ riêng biệt. Ví dụ với những đối tượng có khó khăn về tâm lý, nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp dịch vụ tham vấn để đối tượng vượt qua khó khăn về tâm lý. Với những vấn đề cần phức tạp, cần nhiều nguồn lực, nhân viên công tác xã hội cần tìm kiếm, điều phối và kết nối các dịch vụ, nguồn lực đến với đối tượng.  Quy trình can thiệp của nhân viên công tác xã hội thường bắt đầu từ việc tiếp cận, đánh giá nhu cầu, xác định vấn đề, khai thác tiềm năng của đối tượng cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch và cuối cùng là đánh giá và kết thúc quá trình giúp đỡ. Phương pháp chủ đạo của CTXH là giúp cho đối tượng được tăng năng lực và tự giải quyết vấn đề của họ.
- Chức năng phục hồi:Chức năng phục hồi của CTXH thể hiện ở việc giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng tâm lý, xã hội đã bị suy giảm lấy lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động phục hồi, nhân viên công tác xã hội giúp cho đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng. Ví dụ như giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng hay giúp trẻ lang thang trở về đoàn tụ với gia đình; giúp người nghiện, người hành nghề mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng v.v.
- Chức năng phát triển:CTXH thực hiện chức năng phát triển thông qua các hoạt động xây dựng luật pháp, các chính sách, chương trình dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng phát triển khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chức năng phát triển còn giúp đối tượng tăng năng lực và tăng khả năng ứng phó với các tình huống và  có nguy cơ cao dẫn đến những vấn đề khó khăn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ví dụ như xây dựng các luật cho các đối tượng yếu thế hay giải quyết các vấn đề xã hội, các chương trình quốc gia về giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ trẻ em, các dịch vụ trực tiếp cung cấp kiến thức giúp phát triển cá nhân như kỹ năng sống, kỹ năng làm cha, mẹ, v.v.

Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng?

Đối tượng thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

1) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

3. Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng

Chế độ của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng?

Đối tượng thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng được hưởng các chế độ sau đây:

a) Trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Cấp thẻ bảo hiểm y tế;

c) Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề;

d) Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.

Số bản ghi trên 1 trang

Trang

/2