Nhóm câu hỏi
Tìm kiếm
Theo quy định pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, trường hợp người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội cho đối tượng lao động bắt buộc tham gia là trái quy định. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người lao động, địa phương có thể xem xét, hỗ trợ nhóm lao động này căn cứ quy định tại khoản 12, mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP, đồng thời yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các quy định liên quan về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp... để bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho người lao động.
Theo tinh thần chung, Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg giao cho các địa phương quy định chính sách hỗ trợ cho lao động tự do, tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm, bối cảnh dịch bệnh của từng địa phương (ngân sách, số lượng lao động tự do, dịch bệnh ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng,…).
Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định nguyên tắc mỗi đối tượng chỉ được một lần trong 1 chính sách hỗ trợ.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường, việc hiểu và áp dụng các chính sách ở mỗi địa phương cần được thực hiện sáng tạo, linh hoạt và chủ động, nhằm đảm bảo phù hợp với công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở mỗi địa phương và hỗ trợ nhanh chóng, đúng đối tượng cho người dân, người lao động trên địa bàn. Trường hợp địa phương xét thấy cần thiết phải hỗ trợ nhiều lần cho lao động tự do thì địa phương áp dụng các quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ngân sách Nhà nước để quy định chính sách cho lao động tự do (đối tượng, điều kiện, mức hưởng, số lần hưởng,…).
Số bản ghi trên 1 trang