BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HỆ THỐNG THÔNG TIN BỘ VỚI NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

Hỗ trợ covid 19
Danh sách Covid19

Tìm kiếm

Nhập lại
Kết quả tìm kiếm ( Có tổng số 14 kết quả tìm được)
    Câu 11. Khoản 4 Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg nêu điều kiện được hỗ trợ là người sử dụng lao động có phương án đào tạo hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo. Vậy doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có được phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng phương án và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo chính sách tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?
    Nội dung:

    Cơ sở đào tạo thuộc đơn vị (người sử dụng lao động) được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP được phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động theo đúng phương án được phê duyệt (khoản 2 Công văn số 1492/TCGDNN-ĐTTX).

    Câu 12. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, số lượng đào tạo có bị giới hạn bởi quy mô đào tạo trong giấy chứng nhận đăng ký hoặt động giáo dục nghề nghiệp không?
    Nội dung:

    Cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi phối hợp với người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đối với các cơ sở đào tạo là trường cao đẳng nếu đào tạo trình độ sơ cấp với những nghề chưa có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có báo cáo gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước khi tổ chức đào tạo.

    Quy mô đào tạo phải tùy thuộc vào mức độ đáp ứng điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cơ sở vật chất; thiết bị, dụng cụ đào tạo; đội ngũ giáo viên; chương trình, giáo trình đào tạo) của từng nghề đào tạo tại từng địa điểm đào tạo theo quy định.

    Câu 13. Trường hợp doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho một số lao động từ đủ 12 tháng trở lên, nhưng có một số lao động mới tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng thì những lao động này có được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo để được hưởng chính sách quy định tại Chương III (chính sách hỗ trợ đào tạo) Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?
    Nội dung:

    Trường hợp doanh nghiệp đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên và có một số lao động mới tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp (dưới 12 tháng) thì những lao động này vẫn được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo nếu doanh nghiệp đủ điều kiện được hưởng chính sách quy định tại Chương III (chính sách hỗ trợ đào tạo) Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

    Câu 14. Trong thời gian bao nhiêu ngày, doanh nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?
    Nội dung:

    Để kịp thời chi hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động trong thời gian sớm nhất, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 2218/BHXH-TST ngày 26/7/2021 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố rút ngắn thời gian thực hiện; theo đó, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan BHXH cấp tỉnh phải thực hiện chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động.

Số bản ghi trên 1 trang

Trang

/2