BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HỆ THỐNG THÔNG TIN BỘ VỚI NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

FAQ - Các vấn đề thường gặp

Các vấn đề thường gặp

Tìm kiếm

Nhập lại

Tôi muốn đi nước ngoài làm việc, tôi phải đăng ký ở đâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43, Mục I, Chương III của Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài đăng ký tại doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nươc ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Tôi muốn đi nước ngoài làm việc, tôi phải làm những thủ tục gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43, Mục I, Chương III của Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hồ sơ người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm có:

- Đơn đi làm việc ở nước ngoài;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

- Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

- Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.

Giấy phép lao động

Giấy phép lao động là sự cho phép của nước tiếp nhận để bạn đến làm việc tại nước của họ. Giấy tờ cho phép này là rất quan trọng vì nhiều khi, thị thực chỉ cho phép các cá nhân nhập cảnh tới một nước khác chứ không cho phép họ làm việc tại đây. Giấy phép lao động là giấy tờ chứng minh sự cho phép của nước sở tại để bạn được làm việc.

Có thể phải mất chi phí để được cấp giấy phép lao động. Bạn cần hỏi rõ công ty tuyển dụng về số tiền mà người lao động di cư phải trả để được cấp giấy phép lao động và phí theo quy định của nước tiếp nhận là bao nhiêu trước khi quyết định ký hợp đồng dịch vụ với họ. Giấy phép lao động có thể kèm theo một số điều kiện liên quan đến việc làm, đến ác thông tin về chủ sử dụng lao động. Đôi khi, điều kiện của giấy phép lao dộng là người lao dộng không được thay dồi việc làm trong thời gian làm việc tại nước tiếp nhận. Riêng dối cới Malaysia, ngời lao động nước ngoài làm việc tại Malaysia luôn được yêu cầu phải mang theo giấy phép lao động để chứng minh rằng họ làm việc hợp pháp tại Malaysia. Do  vậy vì bất kì lý do gì, bạn không nên đưa giấy phép lao động cho bất kì ai, kể cả người sử dụng lao động của mình cũng như công ty đưa bạn đi làm việc ở nước ngoài.

Bạn nên lưu ý đến thời hạn giấy phép làm việc và yêu cầu chủ sử dụng hoặc đơn vị đưa bạn đi gia hạn giấy phép cho bạn kịp thời.

Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài

Theo quy định hiện hành, người lao động Việt Nam có thể ra nước ngoài làm việc theo một trong 4 hình thức sau:

1. Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài :

Hình thức này được thực hiện bởi các doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp khai thác hợp đồng cung ứng lao động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn người lao động, đưa và quản lý người lao động ở ngoài nước. Đây là hình thức phổ biến nhất, được nhiều người lao động lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Luật quy định tổ chức sự nghiệp tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là để thực hiện các thoả thuận hoặc điều ước quốc tế ký kết với phía nước tiếp nhận lao động về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các tổ chức sự nghiệp là tổ chức công, thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và được thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ.

2. Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài :

Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu ở nước ngoài, đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu ở nước ngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Người lao động đi theo hình thức này phải là người lao động đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.

3. Thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề:

Người lao động phải là người đã có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp đưa đi và ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân:

Đây là hình thức mà người lao động ký Hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng, không thông qua bên trung gian môi giới. Sau đó, người lao động trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thường trú hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước để đăng ký hợp đồng cá nhân và khi làm việc ở nước ngoài thì đang ký công dân với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại.

Giấy tờ cần chuẩn bị để đi làm việc ở nước ngoài

  • Đơn xin đi làm việc ở nước ngoài
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao dộng và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
  • Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
  • Hộ chiếu;
  • Thị thực nhập cảnh với mục đích lao động;
  • Hợp đồng kí với đơn vị đưa đi
  • Hợp đồng lao động;
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động

Số bản ghi trên 1 trang