Nhóm vấn đề
Tìm kiếm
Trẻ em là đối tượng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chính sách và thực hiện nhiều chương trình liên quan đến Bảo vệ trẻ em (BVTE), đảm bảo tính thống nhất, hài hòa với pháp luật quốc tế, kịp thời ứng phó với những diễn biến phát sinh từ những mối quan hệ mới trong xã hội. Có rất nhiều chính sách, chương trình đã được xây dựng và thực hiện nhằm giải quyết những khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực BVTE. Những nguyên tắc, vai trò và trách nhiệm cơ bản của hệ thống BVTE đã được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Quốc hội nước Việt Nam thông qua năm 1991 và sửa đổi năm 2004. Ở Việt Nam, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm 10 nhóm đối tượng:
1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
2. Trẻ em khuyết tật, tan tật
3. Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học
4. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
5. Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại
6. Trẻ em phải làm việc xa gia đình
7. Trẻ em lang thang
8. Trẻ em bị xâm hại tình dục
9. Trẻ em nghiện ma túy
10. Trẻ em vi phạm pháp luật
Các chính sách, chương trình BVTE đã cố gắng bao phủ tất cả 10 nhóm đối tượng TE CHCĐB nêu trên. Bên cạnh việc từng bước củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức BVCSTE, nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới tổ chức và dịch vụ BVTE; tăng cường ngân sách phân bổ cho hoạt động sự nghiệp BVTE, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh liên quan tới thực hiện các quyền của trẻ em; chọn lọc và đưa mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng về BVCSGD trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp quốc gia và địa phương; nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách, chương trình BVTE trong tình hình mới ở tầm quốc gia.
Trên phương diện BVTE bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, như: Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Nghị định số 91/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương
Số bản ghi trên 1 trang