FAQ - Các vấn đề thường gặp
Nhóm vấn đề
Các vấn đề thường gặp
Tìm kiếm
“Nơi làm việc” được xác định trong khái niệm về quấy rối tình dục được hiểu như thế nào?
(Theo quy định tại khoản 3 Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ)
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được thể hiện dưới hình thức nào?
- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
(Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ)
Chồng tôi mới đi làm và đóng bảo hiểm xã hội được 2 tháng thì không may bị chết do tai nạn lao động; gia đình tôi có: tôi hiện 33 tuổi đang đi làm tại một công ty với mức lương 3.000.000 đồng/tháng, hai con (4 tuổi và 2 tuổi), mẹ chồng 56 tuổi không có nguồn thu nhập, bố chồng đã chết, bố mẹ tôi đều trên 60 tuổi đang hưởng lương hưu. Xin hỏi gia đình tôi có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không và những đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội thì những người thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
(1) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
(2) Đang hưởng lương hưu;
(3) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(4) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Đối chiếu theo quy định nêu trên, trường hợp chồng bà chết do tai nạn lao động thì thân nhân được xem xét giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng.
2. Về thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
Theo quy định khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội thì thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: (1) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai; (2) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; (3) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; (4) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thân nhân là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Mức thu nhập này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Đối chiếu theo quy định nêu trên thì, chồng bà chết do tai nạn lao động thì thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng, bao gồm: 02 con dưới 18 tuổi, mẹ chồng của bà (đã hết tuổi lao động không có nguồn thu nhập).
Ngoài ra, gia đình của bà còn được trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng chồng bà chết theo quy định tại Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định đối với trường hợp chết do tai nạn lao động.
Tôi là lao động nữ đang làm việc trong một doanh nghiệp, liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 01/2018 đến nay. Theo dự kiến, đến tháng 08/2021 tôi sinh và là thai đôi. Vậy, trường hợp của tôi thì được hưởng chế độ thai sản với thời gian và mức hưởng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của bà là sinh đôi nên tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con là 7 tháng. Bà có thể nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Về mức hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Căn cứ vào quy định nêu trên thì mức hưởng chế độ khi sinh con mỗi tháng của bà bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ; trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Tôi nghỉ sinh con được 4 tháng thì có nhu cầu đi làm trở lại (vẫn đang trong thời gian nghỉ thai sản). Hỏi tôi có được phép đi làm khi chưa hết thời hạn nghỉ sinh con hay không và khi đi làm trước như vậy có được tiếp tục hưởng chế độ thai sản không? Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản, doanh nghiệp và tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 1 Điều 40 của Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ hưởng chế độ khi nghỉ sinh con nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
(1) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
(2) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
(3) Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
Đối chiếu theo quy định nêu trên, bà đã nghỉ hưởng chế độ thai sản 4 tháng, theo đó bà có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi bà báo trước,được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của bà.
2. Về việc hưởng chế độ thai sản và đóng bảo hiểm xã hội đối với thời gian lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội thì trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định chung.
Đồng thời, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp bà đi làm trước khi hết thời hạn hưởng chế độ khi sinh con thì ngoài tiền lương của những ngày đi làm việc thì bà vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn theo quy định. Trong thời gian bà đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì doanh nghiệp và bà phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Tôi là nữ nhân viên văn phòng cho một doanh nghiệp, sinh ngày 13/5/1966 và tính đến nay đã có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội. Vậy tôi có đủ điều kiện nghỉ hưu không? Nếu có thì thời điểm hưởng hương hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu thì: người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu; theo đó, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Do vậy, khi nghỉ việc vào tháng 9/2021, bà 55 tuổi 4 tháng và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nên bà đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí của bà là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng bà đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
2. Về tỷ lệ hưởng lương hưu
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 được tính như sau: 15 năm đầu được tính bằng 45%; sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%;
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 20% = 65%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà là 65%.
Tôi là lao động nam sinh ngày 5/5/1966 có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì tôi có đủ điều kiện nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không? Nếu có thì thời điểm nghỉ hưởng lương hưu của tôi được xác định như thế nào?
Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà thuộc các trường hợp sau có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định: (a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; (b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021; (c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; (d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì ông sinh ngày 5/5/1966, đến tháng 8/2021 ông đủ 55 tuổi 3 tháng, đã có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, theo đó ông được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí của ông là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng ông đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
Tôi đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội được 30 năm, hiện tôi đang bị mắc bệnh ung thư. Tôi có nhu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần để có tiền chữa trị. Trường hợp của tôi có được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần hay không? Nếu có thì mức hưởng được tính như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
(2) Ra nước ngoài để định cư;
(3) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế (kể cả các trường hợp đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm).
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp ông/bà bị bệnh bung thư nên nếu có yêu cầu thì ông/bà sẽ được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
2. Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính:
+ Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tôi làm việc tại cơ quan nhà nước từ năm 2008 đến năm 2016 thì chuyển ra làm việc cho doanh nghiệp tư nhân. Xin hỏi, nếu tôi cứ làm việc tại doanh nghiệp này cho đến khi nghỉ hưu thì mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của tôi được tính như thế nào?
- 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu tham gia bảo hiểm xã hội trước 01/01/1995;
- 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000;
- 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006;
- 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015;
- 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019;
- 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024;
- Toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi.
Trường hợp ông/bà thuộc đối tượng vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông/bà được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối (do ông/bà bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2008).
Hai vợ chồng tôi đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi vợ tôi sinh, tôi có nghỉ việc một thời gian để chăm sóc vợ con. Vậy, tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Như vậy, trường hợp ông đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian quy định nêu trên.