FAQ - Các vấn đề thường gặp
Nhóm vấn đề
Các vấn đề thường gặp
Tìm kiếm
Em tôi đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội tại một công ty từ năm 2019, đến năm 2021 không may em tôi bị ốm chết. Xin hỏi gia đình tôi có được nhận tiền trợ cấp mai táng hay không?
(1) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
(2) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(4) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp em của ông/bà đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trở lênnên khi em của ông/bà chết thì người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà em của ông/bà chết.
Công ty tôi có trường hợp một người lao động mới bị bệnh chết, người lao động này đã đóng bảo hiểm xã hội được gần 10 năm. Anh này chưa lập gia đình, có cha mẹ già trên 60 tuổi và không có nguồn thu nhập. Xin hỏi thân nhân người lao động nêu trên được giải quyết chế độ tuất hằng tháng hay một lần? Và mức trợ cấp được tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội thì thân nhân của người lao động chết được nhận trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp sau:
(1) Người lao động chết không thuộc trường hợp thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
(2) Người lao động chết thuộc trường hợp thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng;
(3) Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Đối chiếu theo quy định nêu trên, trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội chết mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thân nhân của người lao động đó được trợ cấp tuất một lần.
2. Về mức trợ cấp tuất một lần
Theo quy định tại Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội
được tính như sau:
+ Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014;
+ Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi.
Trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tôi là lao động nam làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại đó. Hiện nay, tôi đã 60 tuổi 3 tháng nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội mới được hơn 11 năm. Vậy khi nghỉ việc tại công ty, tôi có được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu hay không và có những phương thức đóng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện không giới hạn tuổi trần tham gia; do đó, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu có nguyện vọng đều được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trường hợp của ông khi đã nghỉ việc tại doanh nghiệp, nếu có nguyện vọng thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
2. Về phương thức đóng
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện và khoản 2 Điều 8 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì: đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng gồm hằng tháng, hằng quý, 06 tháng một lần, đóng 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần thì còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
Căn cứ quy định nêu trên thì ông có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với các phương thức đóng hằng tháng, hằng quý, 06 tháng một lần, đóng 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần hoặc có thể lựa chọn phương thức đóng một lần cho số năm còn thiếu để được hưởng lương hưu ngay.
Bố tôi là người đang hưởng lương hưu chết. Gia đình chúng tôi ngoài mẹ tôi đang hưởng lương hưu, tôi đang đi làm có hưởng lương còn có một người anh trai tôi năm nay đã 35 tuổi nhưng do bị bệnh tật nên không tự chăm sóc được bản thân? Xin hỏi trường hợp của anh trai tôi có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội thì thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Trường hợp của anh trai ông/bà bị bệnh tật không tự chăm sóc được bản thân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày bố của ông/bà chết, anh trai ông/bà có quyền nộp đơn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Tôi năm nay 25 tuổi đang kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ. Xin hỏi tôi có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được không?
Theo đó, ông/bà đang kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ, không đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, ông/bà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Để được hưởng lương hưu thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đáp ứng những điều kiện gì?
(1) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên ;
(2) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động.
Tuổi nghỉ hưu người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 01/01/2021 là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Tôi là lao động nam, dự kiến nghỉ hưu vào năm 2022 khi đó tôi đủ 60 tuổi 6 tháng, tính đến thời điểm nghỉ hưu tôi có 33 năm đóng bảo hiểm xã hội. Xin hỏi tỷ lệ hưởng lương hưu của tôi được tính như thế nào?
Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam được tính như sau:
- 20 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 33 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông là 71%.
Tôi là lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 26 năm trong đó có 18 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, 8 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm là 3.000.000 đồng/tháng. Đến tháng 5/2021 tôi đủ 55 tuổi 4 tháng. Mức lương hưu của tôi được tính như thế nào?
Đối chiếu quy định nêu trên thì mức lương hưu của bà được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà:
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm tính bằng: 11 x 2% = 22%.
Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bà là: 45% + 22% = 67%.
- Mức lương hưu hằng tháng của bà là:
67% x 3.000.000 đồng/tháng = 2.010.000 đồng/tháng
Tôi đã tham gia bảo hiểm tự nguyện được 5 năm (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2019), do điều kiện gia đình nên tôi dừng đóng bảo hiểm xã hội từ đó đến nay. Nay tôi có nhu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp của tôi có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của tôi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Như vậy, trường hợp của ông/bà đã đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm, sau 01 năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
2. Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ Bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ Bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đối tượng được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp người đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Theo đó, ông/bà đã có 5 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và thời gian đóng sau năm 2014 nên mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông được tính như sau:
5 năm x 2 tháng = 10 tháng mức bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông/bà sẽ không bao gồm số tiền Nhà nước đã hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Anh tôi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 12 năm (trong đó có 5 năm đóng trước năm 2014), bị chết do mắc bệnh hiểm nghèo. Hỏi gia đình tôi có được trợ cấp mai táng không? Các con của anh tôi (còn đang đi học, chưa đủ 18 tuổi) có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không?
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp anh của ông/bà tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nên khi anh ông/bà chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Mức trợ cấp tuất một lần mà thân thân được nhận được tính như sau:
= [(5 x 1,5) + (8 x2)] x mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
= 23,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH