FAQ - Các vấn đề thường gặp
Nhóm vấn đề
Các vấn đề thường gặp
Tìm kiếm
Tôi là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam và đang tham gia BHXH bắt buộc. Tôi có thuộc đối tượng áp dụng chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?
Điều 4 Quyết định 23/QĐ-TTg, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội; Nghị định số 143/2018/NĐ-CP
Để được vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động thì doanh nghiệp của tôi cần đáp ứng các điều kiện nào?
Điều 17 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
Trường hợp người lao động đã được giải quyết theo mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người (tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 30 ngày), nếu sau đó tiếp tục phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với thời gian từ 15 ngày liên tục trở lên có được xem xét giải quyết để hưởng mức hỗ trợ chênh lệch (1.855.000 đồng) không?
Trường hợp người lao động đã được giải quyết theo mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người (tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 30 ngày), nếu sau đó tiếp tục phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với thời gian từ 15 ngày liên tục trở lên thì có thể nộp bổ sung hồ sơ để được hỗ trợ bổ sung phần chênh lệch. Trường hợp này không trái với các nguyên tắc nêu trên và quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp công ty A có trụ sở chính tại tỉnh X, có chi nhánh ở tỉnh Y, người lao động làm việc ở chi nhánh thì đóng bảo hiểm xã hội tại chi nhánh. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chi nhánh đó phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19. Hai bên thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Vậy để người lao động của chi nhánh nhận được hỗ trợ quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì chi nhánh hay công ty A lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công ty A đặt trụ sở chính hay nơi chi nhánh đặt văn phòng?
Do dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp của tôi phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tôi có được vay vốn để trả lương cho người lao động không?
1. Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022;
2. Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn;
3. Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh;
4. Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Điều 38 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
Doanh nghiệp có một phân xưởng phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng chống dịch Covid-19 (không bị yêu cầu tạm dừng tất cả bộ phận của doanh nghiệp). Vậy người lao động làm việc tại phân xưởng này phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương có được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khi người lao động làm việc tại phân xưởng của doanh nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng chống dịch Covid-19 mà phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và đủ điều kiện quy định tại Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì thuộc diện được hỗ trợ.
Doanh nghiệp nằm trong khu vực bị cách ly y tế nên khó khăn về cung ứng nguyên vật liệu, xuất hàng buộc phải tạm dừng hoạt động hoặc doanh nghiệp không có điều kiện để bố trí “3 tại chỗ”/ “1 cung đường – 2 địa điểm” thì có được coi là “Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19” để được hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg không?
Trường hợp 2: Doanh nghiệp nằm trong khu vực bị cách ly y tế nên khó khăn về cung ứng nguyên vật liệu, xuất hàng buộc phải tạm dừng hoạt động có thể được xem là phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
Trong thực tiễn, tùy thuộc vào công tác chỉ đạo chống dịch của mỗi địa phương là tương đối khác nhau theo đặc thù riêng nên cần phải có cách hiểu linh hoạt và phải được thực hiện một cách đơn giản và hiệu quả nhất với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn.
Trường hợp người lao động đã được giải quyết theo mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người (tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 30 ngày), nếu sau đó tiếp tục phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với thời gian từ 30 ngày liên tục trở lên có được xem xét giải quyết để hưởng mức hỗ trợ chênh lệch (1.855.000 đồng) không?
Trường hợp người lao động đã được giải quyết theo mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người (tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 30 ngày), nếu sau đó tiếp tục phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với thời gian từ 30 ngày liên tục trở lên thì có thể nộp bổ sung hồ sơ để được hỗ trợ bổ sung phần chênh lệch. Trường hợp này không trái với các nguyên tắc nêu trên và quy định hiện hành.
Đại dịch COVID-19 được dự báo là còn diễn biến phức tạp và chưa biết đến bao giờ mới kết thúc; như vậy doanh nghiệp sẽ còn phải gặp những khó khăn nhất định trong thời gian tới ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Vậy chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP còn được kéo dài đến khi kết thúc dịch có được không?
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ở đâu?