BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HỆ THỐNG THÔNG TIN BỘ VỚI NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

FAQ - Các vấn đề thường gặp

Các vấn đề thường gặp

Tìm kiếm

Nhập lại

Doanh nghiệp của chúng tôi đang chậm đóng từ đầu năm 2021 đến nay nhưng hiện nay rất khó khăn và đã phải cắt giảm 30% lao động. Vậy chúng tôi có đủ điều kiện để được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP hay không?
Theo phản ánh thì Quý Doanh nghiệp đang chậm đóng (nợ) bảo hiểm xã hội từ đầu năm 2021 đến nay, như vậy Quý Doanh nghiệp không đủ điều kiện “đã đóng đủ bảo hiểm xã hội đến hết tháng 4 năm 2021” nên sẽ không được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.​
Doanh nghiệp của tôi bị tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng, chống dịch COVID-19, chúng tôi có thể vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội với thời hạn tối đa là bao lâu?
​Theo Khoản 2 Điều 39 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thể được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh với thời hạn vay vốn dưới 12 tháng
Những ai gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì được được hỗ trợ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?
Theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì “Người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội” nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định này sẽ được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Doanh nghiệp, đơn vị được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có phải thanh toán, quyết toán phần kinh phí do giảm mức đóng với cơ quan bảo hiểm xã hội không?
Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không quy định đơn vị, doanh nghiệp được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người học đang học tập tại cơ sở GDNN đi làm việc ở nước ngoài có được bảo lưu kết quả học tập không?
Trường hợp người đang học tập tại cơ sở GDNN mà đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài thì được bảo lưu kết quả học tập. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm.
Điều 63 Luật Giáo dục nghề nghiệp
Doanh nghiệp của chúng tôi đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 với thời gian tạm dừng là 9 tháng. Hiện nay nếu chúng tôi đủ điều kiện theo Nghị quyết số 68-NQ/CP sẽ được giải quyết tạm dừng đóng là 6 tháng hay 12 tháng?
Theo quy định tại Nghị quyết số 68-NQ/CP thì thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 6 tháng. Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.
Trường hợp Doanh nghiệp đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 với thời gian tạm dừng là 9 tháng thì nay nếu đủ điều kiện theo Nghị quyết số 68-NQ/CP sẽ được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thêm 3 tháng.
Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì điều kiện được tạm dừng đóng vào quý hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
“Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị so với tháng 4 năm 2021. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm bao gồm:
a) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trừ đi số lao động mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.
b) Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
c) Số lao động đang nghỉ việc không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
d) Số lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm tại khoản 1 Điều này chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; không bao gồm người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.
Doanh nghiệp chúng tôi đang sử dụng 100 lao động và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho họ đến hết tháng 4 năm 2021. Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn, lần lượt phải cắt giảm lao động cụ thể như sau: - Tháng 5 năm 2021 chúng tôi có 5 lao động nghỉ việc không hường tiền lương từ đó đến nay; - Tháng 6 năm 2021 chúng tôi có 7 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đến hết tháng 9 năm 2021; - Tháng 7 năm 2021 chúng tôi có 5 lao động ngừng việc, hưởng lương ngừng việc bằng mức lương tối thiểu vùng. Vậy xin hỏi chúng tôi có đủ điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất từ tháng 8 năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?
Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021, doanh nghiệp có tổng cộng 22 lao động nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và ngừng việc; và cho đến tháng 8 những người lao động này chưa quay trở lại làm việc, do đó số lao động tính giảm theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là 17% (=17/100). Như vậy, doanh nghiệp đủ điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất từ tháng 8 năm 2021.
Trong tháng 7 năm 2021 doanh nghiệp có 1 lao động đang hưởng chế độ thai sản, đến tháng 8 năm 2021 tăng lại. Như vậy, căn cứ vào thông báo tạm tính về số tiền giảm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội thì người lao động này có được tính giảm tai nạn lao động - bệnh nghiệp theo quy định không?
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022). Trong tháng 8 năm 2021, doanh nghiệp tăng 01 lao động sau khi nghỉ thai sản thì lao động này vẫn được tính để giảm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp từ tháng 8 năm 2021 đến hết tháng 6 năm 2022 theo quy định.
Trình tự hồ sơ, thủ tục thực hiện việc giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Trên cơ sở dữ liệu quản lý thu cơ quan bảo hiểm xã hội lập và gửi đơn vị Thông báo giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp đơn vị có người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường xuyên) thì đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH (Mẫu số D02-LT ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam) gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Số bản ghi trên 1 trang

Trang

/24