FAQ - Các vấn đề thường gặp
Nhóm vấn đề
Các vấn đề thường gặp
Tìm kiếm
Người nước ngoài có 02 quốc tịch, trong đó có 01 quốc tịch Việt Nam, muốn vào Việt Nam để làm việc thì phải làm thủ tục gì để làm việc hợp pháp tại Việt Nam?
- Trường hợp người nước ngoài sử dụng quốc tịch nước ngoài, muốn vào Việt Nam làm việc thì phải thực hiện các thủ tục để được cấp giấy phép lao động theo quy định của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ- Trường hợp người nước ngoài sử dụng quốc tịch Việt Nam vào Việt Nam để làm việc thì không cần phải xin cấp giấy phép lao động theo quy định của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ.
Người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam với vị trí chuyên gia, muốn chuyển sang vị trí lao động kỹ thuật thì phải làm những thủ tục gì?
Trường hợp người lao động nước ngoài A làm cho doanh nghiệp B với vị trí chuyên gia và giấy phép đang còn hiệu lực, muốn chuyển sang vị trí lao động kỹ thuật cho doanh nghiệp C thì phải đáp ứng đủ điều kiện về lao động kỹ thuật tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động mới theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020.
Trường hợp người lao động nước ngoài A làm cho doanh nghiệp B với vị trí chuyên gia, và giấy phép đang còn hiệu lực, muốn chuyển sang vị trí lao động kỹ thuật và vẫn làm cho doanh nghiệp B thì phải đáp ứng đủ điều kiện về lao động kỹ thuật tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 và xin cấp giấy phép lao động mới theo quy định tại Điểm b Khoản 9 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 trong đó được miễn một số loại giấy tờ so với bình thường (được miễn giấy chứng nhận/giấy khám khám sức khoẻ; phiếu lý lịch tư pháp/ văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự).
Trường hợp người lao động nước ngoài vào Việt Nam để xử lý sự cố thì cần làm thủ tục gì?
Người sử dụng lao động làm phải thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020.
Theo quy định của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vị trí nào được coi là giám đốc điều hành?
Trường hợp người lao động nước ngoài được điều chuyển từ công ty mẹ ở nước ngoài sang làm việc tại Chi nhánh hoạt động theo uỷ quyền của công ty hiện diện thương mại tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài có được coi là làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp không?
Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn dưới 3 tỷ đồng vào Việt Nam làm việc có phải xin cấp giấy phép lao động theo quy định của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP không?
Người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ được xác định như thế nào?
Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP và giấy phép đang còn hiệu lực. Trường hợp người lao động nước ngoài này có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Việt Nam sau khi giấy phép lao động đã được cấp hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp giấy phép lao động mới hay làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động?
Quy định về “chuyên ngành khác” tại điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP được hiểu như thế nào?