FAQ - Các vấn đề thường gặp
Nhóm vấn đề
Các vấn đề thường gặp
Tìm kiếm
Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định bắt buộc các bên phải thương lượng tập thể hay không?
Tuy nhiên, khi có yêu cầu thương lượng tập thể của một bên thì bên kia có nghĩa vụ bắt buộc phải phản hồi đối với đề nghị thương lượng đó một cách thiện chí. Ở cấp doanh nghiệp, bên nhận được yêu cầu thương lượng tập thể có nghĩa vụ phải tiến hành thương lượng. Khi đó, bên nhận được yêu cầu thương lượng tập thể không được dựa vào nguyên tắc tự nguyện của thương lượng tập thể để từ chối thương lượng vì việc từ chối thương lượng trong trường hợp này bị xem là vi phạm một nguyên tắc quan trọng khác của thương lượng tập thể là nguyên tắc “thiện chí” (Điều 66 Bộ luật Lao động).
Mỗi một doanh nghiệp có bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể không?
(Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Lao động).
Dự thảo thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trước khi ký kết có được lấy ý kiến toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp không? Và được ký kết khi nào?
Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
(Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Lao động)
Thỏa ước lao động tập thể là gì? Pháp luật có quy định cụ thể về nội dung của thỏa ước lao động tập thể không?
Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Pháp luật không quy định cụ thể về nội dung của thỏa ước lao động tập thể mà chỉ quy định nguyên tắc chung,theo đó nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; đồng thời khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
(Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Lao động).
Thương lượng tập thể là gì?
Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
(Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Lao động)
Có mấy loại thỏa ước lao động tập thể?
Thỏa ước lao động tập thể, bao gồm: thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác
(Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động)
Nội dung thương lượng tập thể?
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
(Theo quy định Điều 67 Bộ luật Lao động)
Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức nào?
(Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP)
Người lao động có được quyết định việc gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?
(Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP)
Hoạt động của Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hợp pháp khi nào?
Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.
(Theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Bộ luật Lao động)