BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HỆ THỐNG THÔNG TIN BỘ VỚI NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

FAQ - Các vấn đề thường gặp

Các vấn đề thường gặp

Tìm kiếm

Nhập lại

Khi tham khảo ý kiến của đại diện người lao động về nội dung của nội quy lao động, nếu có những nội dung được xác định là đúng luật nhưng đại diện người lao động không đồng ý thì Doanh nghiệp có được tiếp tục giữ nội dung đó trong nội quy lao động để nộp lên Sở Lao động - Thương binh và xã hội để đăng ký ko? Theo pháp luật lao động, người sử dụng lao động có cần đồng thuận của đại diện người lao động về tất cả các nội dung của nội quy lao động hay không?
Điều 118 Bộ luật Lao động quy định "nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan", đồng thời “trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.".
Như vậy, ý kiến của người lao động là ý kiến tham khảo, trường hợp trong nội quy có những nội dung được xác định là đúng luật nhưng đại diện người lao động không đồng ý thì doanh nghiệp vẫn có quyền bảo lưu nội dung để đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Pháp luật lao động không quy định phải có sự đồng thuận của người lao động về tất cả các nội dung của nội quy lao động.    
Các Điều 118, Điều 119, Điều 120 Bộ luật Lao động. Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới một tuổi tự ý bỏ việc và không thông báo cho người sử dụng lao động cũng như không quay lại làm thủ tục thanh lý hoặc họp xử lý kỷ luật. Vậy doanh nghiệp có được xử lý kỷ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hay không? Khi nào thì có thể xử lý?
Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động quy định: Không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động quy định: Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian mang thai, nuôi con nhỏ.
Như vậy, đối với lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và cũng không được quyền sa thải người lao động. Chỉ khi hết thời gian mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động mới được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động.
Các Điều 37, Điều 122 Bộ luật Lao động
Khi phát hiện lỗi của người lao động nhưng thời điểm phát hiện đã quá thời hạn xử lý/thời hiệu, thì Doanh nghiếp có được tiến hành xử lý kỷ luật lao động không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 123 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc trường hợp được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động. Sau thời hạn này, doanh nghiệp sẽ không được tiến hành xử lý lỗi vi phạm của người lao động.
Các Điều 122, Điều 123 Bộ luật Lao động; Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Khi người lao động kết thúc thời gian thử việc mà không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động thông báo chấm dứt thời gian thử việc mà không cần bằng văn bản có được không?
​Theo quy định của Bộ luật Lao động thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Như vậy, người lao động kết thúc thời gian thử việc mà không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động thông báo chấm dứt thời gian thử việc với người lao động mà không cần bằng văn bản mà bằng nhiều hình thức khác nhau (có thể  bằng văn bản, tin nhắn, bằng miệng, thông báo …).
Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động
Trường hợp doanh nghiệp điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh) mà các trường hợp này đã được đưa vào Nội quy lao động của doanh nghiệp và được đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì khi thực hiện điều chuyển có cần phải nêu lý do khi điều chuyển người lao động làm công việc khác không? Có cần thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý lao động không?
​Trường hợp doanh nghiệp điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh) mà các trường hợp này đã được đưa vào Nội quy lao động của doanh nghiệp và được đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì khi thực hiện điều chuyển không cần phải nêu lý do khi điều chuyển người lao động làm công việc khác không cần thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động; Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 69 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
Người lao động thường xuyên làm việc gây ra lỗi (chưa đến mức nghiêm trọng) thì doanh nghiệp có thể chuyển người lao động tạm thời làm một công việc khác so với hợp đồng lao động mà không cần người lao động đồng ý có được không?
​Người sử dụng lao động được quyền tạm thời  điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi người sử dụng lao động gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh (được quy định trong nội quy lao động).
 Vậy khi người lao động thường xuyên làm việc gây ra lỗi (chưa đến mức nghiêm trọng) thì doanh nghiệp không có quyền chuyển người lao động tạm thời làm một công việc khác so với hợp đồng lao động vì không đủ căn cứ theo quy định trên.
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động
Trường hợp doanh nghiệp điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh) mà các trường hợp này đã được đưa vào Nội quy lao động của doanh nghiệp và được đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì khi thực hiện điều chuyển có cần phải nêu lý do khi điều chuyển người lao động làm công việc khác không? Có cần thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý lao động không?
​Trường hợp doanh nghiệp điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh) mà các trường hợp này đã được đưa vào Nội quy lao động của doanh nghiệp và được đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì khi thực hiện điều chuyển không cần phải nêu lý do khi điều chuyển người lao động làm công việc khác không cần thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động; Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 69 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
Người sử dụng lao động phải thông báo hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động chưa đủ 15 tuổi cho ai?
Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
(Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP)
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trách nhiệm vật vất trong nội quy lao động như thế nào?
Trách nhiệm vật chất trong nội quy lao động được quy định cụ thể như sau: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại.
(Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 69 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP)
Việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân thủ theo nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động như thế nào?
Theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật Lao động:
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. 
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: 
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Số bản ghi trên 1 trang

Trang

/24