FAQ - Các vấn đề thường gặp
Nhóm vấn đề
Các vấn đề thường gặp
Tìm kiếm
Hòa giải viên lao động có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động nào?
(Theo các Điều 187, 191, 195 Bộ luật Lao động năm 2019).
Tranh chấp lao động là gì?
(Theo Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động).
Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại địa phương do cơ quan nào tiếp nhận?
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, chuyển đến Hội đồng trọng tài trong trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc hướng dẫn gửi đến Tòa án để giải quyết.
(Theo Khoản 3 Điều 181 Bộ luật Lao động).
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì?
1) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
2) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
3) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
(Theo Khoản 2 Điều 179 Bộ luật Lao động).
Doanh nghiệp có ca làm việc như sau: ca ngày từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều, ca đêm từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Trường hợp người lao động tăng ca, người lao động sẽ làm việc từ 8 giờ đến 20 giờ; nghỉ trưa và ăn ca từ 12h đến 13h, nghỉ giải lao sáng 10 phút, chiều 10 phút; ăn chiều từ 17h-17h30. Như vậy tổng thời gian thực tế người lao động làm việc là 7 giờ 40 phút và 2 giờ 30 phút tăng ca. Tổng thời giờ làm việc là trên 10 giờ, thì có phải cộng thêm 30 phút vào thời gian làm việc không? ca làm việc như vậy có gọi là ca làm việc liên tục hay không?
Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Pháp luật lao động cũng xác định ca làm việc “là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ”.
Các Điều 105, Điều 106, Điều 107, Điều 109 Bộ luật Lao động. Các Điều 63, Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Theo yêu cầu công việc, một số chuyên gia phải làm việc liên tục không được nghỉ hàng tuần trong 3 tháng. Sau đó nghỉ liên tục đủ số ngày nghỉ hàng tháng cộng dồn của Bộ luật Lao động. Như vậy có đúng không?
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Điều 116 Bộ luật Lao động cũng quy định:
“Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này.”.
Như vậy, việc áp dụng các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mang tính cá biệt cần phải tùy theo công việc cụ thể (có tính chất đặc biệt) và không được trái với quy định của pháp luật lao động.
Căn cứ Điều 111, Điều 116 BLLĐ
Doanh nghiệp quy định thời gian làm việc của một số bộ phận như sau: “Thời giờ làm việc 8 giờ/ngày, 06 ngày/tuần, bộ phận làm việc ban đêm từ 20 giờ 00 phút đến 24 giờ 00 phút, nghỉ giữa giờ từ 00 giờ 00 phút đến 01 giờ 30 phút (1,5 giờ, thời gian này không tính vào thời gian làm việc) tiếp tục làm việc từ 01 giờ 30 phút đến 05 giờ 30 phút sáng”. Vậy, đối với trường hợp làm việc ban đêm, doanh nghiệp quy định thời gian làm việc ban đêm (thời gian làm việc không liên tục, không tính 45 phút vào thời gian làm việc) có phù hợp với quy định của pháp luật lao động không?
Đối chiếu với quy định trên thì doanh nghiệp hiện đang quy định về việc nghỉ giữa giờ của người lao động mà chưa quy định các đợt nghỉ giải lao cho họ là chưa phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 105; Điều 106; Điều 109 BLLĐ
Thời gian người lao động nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động?
(Theo quy định tại khoản 9 Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP)
Thời gian theo quy định của Chính phủ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ có được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng nguyên lương không?
(Theo quy định tại khoản 8 Điều 58 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP)
Thời gian người lao động đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, mà thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự thì thời gian đó người lao động có được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng nguyên lương không?
(Theo quy định tại khoản 10 Điều 58 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP)