FAQ - Các vấn đề thường gặp
Nhóm vấn đề
Các vấn đề thường gặp
Tìm kiếm
Công ty nhận được công văn của UBND tỉnh về tăng cường tiêm vacxin nêu rõ "yêu cầu người lao động trong và ngoài khu công nghiệp phải thực hiện tiêm vacxin, xác định đây là điều kiện bắt buộc để làm việc trong các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sản xuất an toàn...". Như vậy đối với trường hợp doanh nghiệp có bố trí người lao động tiêm vacxin ngừa Covid-19 nhưng người lao động không đồng ý tiêm. Như vậy công ty có thể cho người lao động nghỉ Không lương được không ạ?
Có phải đóng bảo hiểm bắt buộc trong thời gian thử việc với hợp đồng thử việc riêng tách khỏi hợp đồng lao động? Nếu không đóng bảo hiểm thì công ty có cần chi trả bảo hiểm vào lương hay không?
Khoản 1, 2 Điều 24 BLLĐ 2019 và Khoản 3 Điều 8 NĐ 145/2020/NĐ-CP
Doanh nghiệp ký hợp đồng tập nghề cho người lao động thời hạn là 30 ngày, trong thời gian tập nghề có hỗ trợ lương thì người đó có thuộc đối tượng phải trả tiền BHXH, BHTN, BHYT vào lương không?
Điều 30, Điều 62 Bộ luật Lao động; Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc, tạm hoãn Hợp đồng lao động, nghỉ không lương được hưởng hỗ trợ tiền mặt. Vậy nếu người lao động đồng thời là đố tượng nhiễm COVID 19 hoặc phải cách ly y tế (theo Điều 25) thì có được hỗ trơ thêm các chính sách theo điều 26 nữa không?
Chương IV, V Quyết định 23/QĐ-TTg
Công ty có đào tạo nghề tại chỗ cho người mới vào trong vòng hai tháng. Người học nghề tham gia cùng hoạt động sản xuất tại xưởng. Vậy đối tượng này có phải là người lao động theo định nghĩa trong Bộ luật Lao động 2019 không? Đây có phải đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không? Nếu công ty không đóng các khoản bảo hiểm này cho họ thì có phải trả một khoản tương đương cho người học nghề không?
Người học nghề, tập nghề không phải đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Khoản 1, Khoản 2 ,Khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động.
Người lao động nghỉ cách ly y tế do dịch covid 19 nhiều đợt trong năm (có Quyết định cách ly của cơ quan có thẩm quyền). Vậy khi ngừng việc nhiều đợt như vậy thì mỗi đợt nghỉ ngừng việc người sử dụng lao động phải chi trả lương 14 ngày đầu không thấp hơn lương tối thiểu vùng, hay có thể cộng dồn các đợt nghỉ cách ly cho đủ 14 ngày hưởng lương tối thiểu vùng, từ ngày thứ 15 thì hai bên sẽ thỏa thuận nghỉ không hưởng lương có được không?
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Đối chiếu với quy định ở trên thì người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động căn cứ vào từng Quyết định cách ly y yế và số ngày cách ly y tế trong Quyết định.
Người sử dụng lao động không được cộng dồn các đợt nghỉ cách ly y tế dưới 14 ngày cho đủ 14 ngày để trả lương 1 lần.
Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc (từ ngày thứ 15 trở đi) hai bên có thể thoả thuận nghỉ không hưởng lương nhưng người sử dụng lao động vẫn phải trả tiền lương ngừng việc cho người lao động trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động.
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được xác định là không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào?
(1) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật.
(2) Đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
(3) Không đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020.
(4) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động đã có việc làm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP hoặc thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm.
Điều 4 Luật Việc Làm và Chương VI Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
Để được vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp của chúng tôi cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
1. Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 12a;
2. Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 13a được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận;
3. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài);
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động;
- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền (nếu có);
5. Văn bản thỏa thuận ngừng việc giữa người sử dụng lao động với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Điều 40 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
Nhóm đối tượng là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì có được áp dụng giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?
Khoản 1 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP và Điều 1 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
Tôi là viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Đơn vị tôi gặp khó khăn do Covid-19 bùng phát đợt thứ tư từ tháng 4/2021 đến nay khiến cho tôi và một số anh chị em phải tạm thời nghỉ việc không hưởng lương, vậy đơn vị tôi có được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không? Hay quy định này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp?
Điều 4 Quyết định 23/QĐ-TTg, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội