- Các e học sinh thuộc đối tượng hộ nghèo và ở thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi có được đồng thời được hưởng 2 chính sách không? 1. Miễn giảm học phí học nghề theo Khoản 17, Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trinh độ trung cấp) 2. Hỗ trợ chi phí học tập theo Khoản 3, 4 Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Hỗ trợ với mức 150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách vở và các đồ dùng học tập khác)
Nguyễn Thị Tâm - Tỉnh Sơn La (11/08/2023)Nội dung:
Kính gửi quý Bộ: Tôi là cán bộ 1 Trường TC nghề (Tư thục), phụ trách hướng dẫn, giải quyết các chế độ chính sách cho học sinh, hiện đang có 1 nội dung cần Bộ hướng dẫn: Đối tượng học sinh của trường là: vừa học chương trình giáo dục phổ thông của Trung tâm GDTX vừa học nghề của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên để tổ chức đào tạo nghề tại Trung tâm GDTX. Với đối tượng học viên ở thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi... bố mẹ thuộc diện hộ nghèo... Hiện học sinh học tại các trường TC, CĐ Công lập cũng liên kết đào tạo tại các trung tâm giáo dục thường xuyên giống như nhà trường đều đang được hưởng 2 chính sách và một số chính sách khác, đó là: 1. Miễn giảm học phí học nghề theo Khoản 17, Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trinh độ trung cấp) 2. Hỗ trợ chi phí học tập theo Khoản 3, 4 Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Hỗ trợ với mức 150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách vở và các đồ dùng học tập khác)... Nhưng khi học sinh nhà trường mang hồ sơ để nộp phòng LĐTB&XH đề nghị cấp bù: Miễn giảm học phí học nghề theo Khoản 17, Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trinh độ trung cấp), thì phòng Lđ có đi ra soát tại Trung tâm GDTX các em thuộc hộ nghèo và ở thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi thì các em này đã được chi trả Hỗ trợ chi phí học tập theo Khoản 3, 4 Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Hỗ trợ với mức 150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách vở và các đồ dùng học tập khác). Và PLĐ kết luận 2 chính sách này là trùng chính sách, nên các em học sinh thuộc đối tượng trên chỉ được hưởng 1 trong 2 chính sách. Phụ huynh có kiến nghị nhờ nhà trường hỏi quý Bộ: - Các e học sinh thuộc đối tượng hộ nghèo và ở thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi có được đồng thời được hưởng 2 chính sách không? 1. Miễn giảm học phí học nghề theo Khoản 17, Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trinh độ trung cấp) 2. Hỗ trợ chi phí học tập theo Khoản 3, 4 Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Hỗ trợ với mức 150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách vở và các đồ dùng học tập khác) - Hai chính sách trên là 2 chính sách khác nhau hay là 1 chính sách? (2 chính sách có trùng nhau không?) Vì theo các phụ huynh cho rằng đây là 2 chính sách khác nhau: 1 chính sách là miễn giảm học phí học nghề, 1 chính sách là hỗ trợ chi phí học tập (hỗ trợ sách, vở và đồ dùng học tập chứ ko phải hỗ trợ về học phí); nên không thể gọi là trùng chính sách. Và trong Khoản 4 điều 20 Nghị định 81/2021/NĐ-CP: "Trường hợp có trùng lặp đối tượng chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Nghị định này với các văn bản quy phạm pháp luật khác đang thực hiện các mức hỗ trợ cao hơn thì được hưởng theo mức hỗ trợ cao hơn theo quy định tại văn bản phápluật khác". Theo đó chính sách miễn giảm Học phí hoặc chính sách hỗ trợ chi phí học tập có quy định ở 1 Văn bản QPPL khác ngoài NĐ 81/2021 thì sẽ hưởng mức hỗ trợ cao hơn...mới là đúng.Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng gồm: “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên” và chỉ áp dụng khi các đối tượng này học “chương trình giáo dục phổ thông”.
Theo quy định tại khoản 17 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì Nhà nước sẽ miễn học phí đối với: “Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp”. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp:
“2. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.
Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.”
Như vậy, người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp được nhà nước miễn học phí, và ai có nhu cầu học tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông theo quy định.
Căn cứ các quy định nêu trên, đề nghị bạn xác định cụ thể mục tiêu học tập của đối tượng để tránh lãng phí thời gian và cũng như tránh việc trục lợi chính sách của Nhà nước.
-
Cao Thảo Quyên - Tỉnh Vĩnh Long (12/12/2024)
Ngành Trung cấp trồng trọt và bảo vệ thực vật (mã ngành 5620111)
Nội dung: Xin chào, Tôi đã tốt nghiệp trung cấp ngành Trồng trọt và bảo vệ thực vật (mã ngành 5620111), vậy với bằng này, tôi có thể đủ điều kiện để mở cửa hàng thuốc Bảo vệ thực vật được không ạ? -
Vũ Diệp Thanh Thảo - Tỉnh Kon Tum (01/12/2024)
Tiêu chuẩn thăng hạng chức danh Giảng viên GDNN hạng II V.09.02.02
Nội dung: Trước ngày 15/10/2023, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2018 quy định Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Giảng viên GDNN chính hạng II V.09.02.02: "Giáo viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp ... - Nguyễn Mạnh Tuân - Tỉnh Hưng Yên (28/11/2024) Nội dung: Kính thưa Quý Bộ: Tại thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH, ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục ...
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên (23/11/2024)
VỀ VIỆC CHUYỂN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC
Nội dung: - Kính gửi Quý Bộ. Hiện nay trường CĐYT Hưng Yên có nhu cầu: Chuyển chức danh nghề nghiệp cho Giảng viên thực hành hạng 3 sang Chức danh nghề nghiệp Lý thuyết hạng 3 để đáp ứng nhu cầu công việc, cũng như vị trí việc làm đã được UBND tỉnh phê duyệt. - Nhà trường đã Xin ý kiến hướng dẫn của Sở Nội vụ Hưng Yên về việc chuyển CDNN Giảng viên thực hành hạng 3 sang Chức danh nghề nghiệp Lý thuyết hạng 3 thì không được hồi đ... - Vũ Diệp Thanh Thảo - Tỉnh Kon Tum (18/11/2024) Nội dung: Xin Quý bộ giải đáp nội dung sau: Nhà giáo hiện đang giảng dạy tại trường Cao đẳng (cơ sở giáo dục nghề nghiệp), đang giữ chức danh Giáo viên GDNN (hạng III) nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn có được bổ nhiệm chức danh Giảng viên GDNN (hạng III) không? Các căn cứ, quy định pháp luật đối với nội dung này? Rất mong Quý bộ quan tâm, trả lời trong thời gian sớm nhất! Tôi xin chân thành cảm ơn!
-
Hoàng Hà - Tỉnh Bắc Giang (14/11/2024)
xét chuyển giảng viên GDNN thực hành hạng 3 sang giảng viên GDNN lý thuyết hạng 3
Nội dung: Hiện tại tôi đang là Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III hưởng lương bậc 6, hệ số lương 3,65 (bảng lương A0). Nay tôi muốn đề nghị chuyển qua Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III, tuy nhiên theo quy định việc chuyển chức danh nghề nghiệp "không kết hợp nâng bậc lương". Vậy nếu được chuyển và xếp lương bậc tương ứng bậc 6, hệ số lương 3,99 (bảng lương A1) thì có được xem là không nâng ... - Hoàng Văn Giám - Tỉnh Bắc Kạn (11/11/2024) Nội dung: Tôi kính nhờ Bộ LĐ-TB&XH trao đổi giúp nội dung sau: Tôi là giáo viên Cao đẳng sư phạm chuyên ngành Sinh - Hóa tham gia giảng dạy bậc THCS, mã ngạch 15a.202. Đến năm 2010 chuyển công tác về Trung tâm Dạy nghề huyện Ngân Sơn (nay là Trung tâm GDNN-GDTX huyện ) và tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với chức danh giáo viên trung học cơ sở (cũ), mã ngạch 15a.202. Đến năm 2017 tôi tham gia học Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấ...
-
Nguyễn Thị Diệu - Tỉnh Nghệ An (06/11/2024)
Chính sách theo Nghị Định 81/2021/NĐ-CP
Nội dung: Học sinh vừa học chương trình THPT tại Trung tâm GDNN - GDTX vừa tham gia học nghề tại các trường trung cấp ngoài công lập thì có được hưởng chính miền, giảm học phí theo nghị định 81/2021/NĐ-CP tại không. -
Vũ Diệp Thanh Thảo - Tỉnh Kon Tum (05/11/2024)
Xét thăng hạng chức danh Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II - Mã số: V.09.02.02
Nội dung: Theo Khoản 2, Điều 6, Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn trình độ, đào tạo "Giảng viên dạy lý thuyết có bằng thạc sĩ trở lên; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng theo quy định chuẩn chuyên mô... -
Sinh viên - Tỉnh Kiên Giang (31/10/2024)
Miễn giảm môn tiếng Anh cho SV
Nội dung: Trường tôi dự kiến tổ chức thi CC Tin học (kết hợp với trường đủ Điều kiện cấp chứng chỉ) cho SV, sau đó tiến tới công nhận KQ học tập cho SV, miễn môn tin học. Xin được hướng dẫn.