BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HỆ THỐNG THÔNG TIN BỘ VỚI NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

Đào tạo chuyển giao công nghệ ngắn hạn

CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HOÁ TÂN PHÁT - Thành phố Hà Nội (20/01/2020)

Nội dung:

1. Công ty chúng tôi có đăng ký mã ngành 8599 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu: "Chỉ gồm có các ngành nghề sau: Đào tạo về chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực điện, điện tử, có khí, tự động hóa, công nghiệp, nông nghiệp, y tế và đo lường; đào tạo chuyên môn về điện (Pháp nhân chỉ được kinh doanh một hoặc nhiều ngành nghề này khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và chỉ kinh doanh theo đúng qui định pháp luật)" 2. Hiện nay, chúng tôi muốn tổ chức việc đào tạo và cấp chứng chỉ các khóa học ngắn hạn về chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí, tự động hóa công nghiệp và đào tạo chuyên môn về điện cho đối tượng là sinh viên hoặc người lao động của doanh nghiệp khác. 3. Vậy khi chúng tôi thành lập trung tâm đào tạo ngắn hạn có cần xin cấp giấy phép hoạt động khác nào không? Nếu có thì điểu kiện, trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động được quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành như thế nào? 4. Cán bộ hướng dẫn tại Sở LĐ TBXH TP Hà Nội trao đổi bằng miệng là chúng tôi đang thành lập dưới hình thức đào tạo thường xuyên tại TT 43/2015 Bộ LĐTBXH và điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo tại điểm d, khoản 2, điều 6 của TT này phải tương đương với điểu kiện tại điều 3, 14 của NĐ 143/2016 về Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là đúng hay sai? Vì chúng tôi chưa thấy quy định nào về cơ sở vật chất của đào tạo thường xuyên phải tương đương với cơ sở vật chất của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp?
Trả lời:
(04/11/2022)

Về nội dung bạn hỏi, xin trao đổi như sau:

Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1, Điều 2 Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên quy định:

" Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

  1. a) Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
  2. b) Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 và 5 của Thông tư này;
  3. c) Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
  4. d) Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.”

Như vậy, nếu Công ty đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên là đủ điều kiện để tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định. Trong quá trình tổ chức đào tạo, đề nghị Công ty thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, Điều 2 Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.

 

Về nội dung “Vậy khi chúng tôi thành lập trung tâm đào tạo ngắn hạn có cần xin cấp giấy phép hoạt động khác nào không? Nếu có thì điểu kiện, trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động được quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành như thế nào?”, xin trao đổi như sau:

Nếu công ty tự tổ chức đào tạo thường xuyên theo thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH thì không cần làm thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, còn nếu thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp thì phải hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Trân trọng./.


Tài liệu đính kèm:
Những câu hỏi cùng lĩnh vực