Cử tri tỉnh Hà Tĩnh đề nghị ban hành các quy định xử lý dứt điểm tình trạng lao động vi phạm hợp đồng làm việc ở nước ngoài
12/02/2019Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Công văn số 470/BDN ngày 15/11/2018, nội dung kiến nghị:
Đề nghị ban hành các quy định xử lý dứt điểm tình trạng lao động vi phạm hợp đồng làm việc ở nước ngoài (Kiến nghị số 73)
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhìn chung còn hạn chế, trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức, tác phong làm việc kém; ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người lao động, mà cụ thể là việc chấp hành kỷ luật lao động, nội quy nơi làm việc, các cam kết trong hợp đồng lao động, hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài còn thấp. Việc tự ý chuyển chủ sử dụng lao động, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp, ở lại cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng, không tuân thủ quy định nơi làm việc và nơi sinh sống, trộm cắp, đánh nhau, sử dụng rượu bia không đúng quy định...còn xảy ra ở một số thị trường, kể cả thị trường có thu nhập cao và ổn định.
Những vi phạm nêu trên của người lao động đã ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì và phát triển thị trường tiếp nhận lao động, đặc biệt tại Hàn Quốc và Đài Loan. Việc khôi phục lại những thị trường này gặp rất nhiều khó khăn (Như ở thị trường Đài Loan phải mất 10 năm mới tiếp nhận trở lại lao động nghề giúp việc gia đình, Hàn Quốc sau 03 năm mới tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam nhưng với số lượng giảm đi rất nhiều).
Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với đối tượng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao •động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể Khoản 2 và Khoản 3 Điều 35 quy định:
| 2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
| a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo | hợp đồng...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này”
Tuy nhiên, trên thực tế các quy định này hầu như không thể áp dụng để xử phạt đối với người lao động.
Do vậy, để tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, không về nước sau khi hết hạn hợp đồng, khắc phục sự bất cập và thiếu tính khả thi của các quy định hiện hành, trong quá trình xây dựng Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) (dự kiến trình Quốc hội | thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng vào tháng 3/2019 và trình dự thảo Luật vào tháng | 10/2020), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến:
- Bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về điều kiện và hồ sơ để người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế lợi dụng để làm giả hồ sơ;
- Tăng trách nhiệm, nghĩa vụ và tính chủ động thực hiện hợp đồng của người lao động, đồng thời quy định rõ các chế tài xử phạt tương ứng với nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của người lao động;
- Tăng hình phạt hoặc bổ sung 01 điều xử phạt (không phải là xử phạt hành chính) lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc, có đủ chế tài để khởi kiện lao động và người bảo lãnh cho lao động, bắt buộc lao động phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;
- Quy định cụ thể đối với người lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về phải thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú để kịp thời cập nhật thông tin và hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm.