BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HỆ THỐNG THÔNG TIN BỘ VỚI NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

Đánh giá, phân loại lao động

Công ty TNHH Juki (Việt Nam) - Thành phố Hồ Chí Minh (16/07/2024)

Nội dung:

Kính gửi: BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Chúng tôi, Công ty TNHH Juki (Việt Nam), đã được Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 7622255247, chứng nhận lần đầu ngày 28/03/1994, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 13 ngày 18/06/2024. Mã số doanh nghiệp: 0300739426 Điện thoại: 028 37701441 Địa chỉ trụ sở: Lô BE.28-40, đường Tân Thuận, Lô BI.29-33, đường số 6, Khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, Công ty TNHH Juki (Việt Nam) đã thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động tại Công ty bằng cách nhờ Tổ chức có chức năng đánh giá điều kiện lao động là Công ty Cổ phần huấn luyện an toàn và môi trường Việt Nhật thực hiện theo quy định. Trong tổng số 19 nghề, công việc đánh giá thì kết quả có 4 công việc được phân loại công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là: + Sơn bằng phương pháp thủ công; + Nấu rót kim loại; + Mài khô kim loại (Quạt vịt, cánh buồm); + Khoan, bào, tiện gang (Gia công Ams - Bed). Còn 15/19 công việc còn lại theo điều kiện môi trường, tâm sinh lý lao động và tổ chức lao động thực tế tại Công ty, các vị trí làm việc chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc tương đối ít, kết quả được xác định là công việc không nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vì vậy, Công ty TNHH Juki (Việt Nam) xin đề xuất được đưa 15 công việc ra khỏi danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bao gồm: + Sơn tĩnh điện; + Nhiệt luyện kim loại; + Tẩy rửa, nhuộm đen kim loại; + Hàn điện, hàn hơi; + Hàn nung chảy; + Mài đá mài bằng tay, bằng máy; + Pha trộn cát, đất sét làm khuôn đúc (Dry Coasting) + Vận hành máy đột dập kim loại; + Đốt, vận hành lò ủ kim loại (Xử lý nhiệt) + Làm sạch vật đúc; + Khoan, bào, tiện gang (Gia công linh kiện); + Mạ Niken, Crom; + Vận hành xe nâng; + Chụp X-quang; + Vận hành lò hơi. Kính mong Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, có ý kiến về kết quả đánh giá, phân loại lao động của Công ty TNHH Juki (Việt Nam) đối với 15 công việc trên. (Công ty đính kèm Báo cáo kết quả thực hiện phân loại lao động năm 2023 và các tài liệu như sau: a) Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi. b) Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH (được đính kèm theo báo cáo này). c) Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH (được đính kèm theo báo cáo này). ) Xin trân trọng cảm ơn!
Trả lời:
(24/07/2024)

 

Kính gửi: quý Doanh nghiệp

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn quý Doanh nghiệp đã gửi Phản ánh - kiến nghị,câu hỏi tới Hệ thống thông tin Bộ với Người dân và Doanh nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với đề xuất sửa đổi, bổ sung, đưa ra khỏi danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, quý Doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH và Điều 9 Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH (Tài liệu gửi kèm theo được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH).

Trân trọng cảm ơn quý Doanh nghiệp.


Tài liệu đính kèm:
Những câu hỏi cùng lĩnh vực
  • Phạm thị vân - Thành phố Hải Phòng (02/10/2024)

    Tai nạn lao động ngoài giờ làm

    Nội dung: Cháu bị tai nạn lao động trên đường đi làm về và bị gãy tay cháu đk nhập viện 10 ngày và đk nghỉ thêm 5 theo bệnh viện . Nhưng vì tay chưa khỏi và chưa thể làm việc cháu muốn xin nghỉ tại công ty khoảng 15-20 ngày nhưng phía công ty đã không cho cháu nghỉ làm mà lại muốn đuổi việc Mong bộ hãy giúp đỡ và cho cháu xin hướng giảu quyết ạ
  • Kim Vân - Thành phố Hồ Chí Minh (18/09/2024)

    Người lao động có phải tự chi trả phí khám sức khỏe định kỳ hay không ?

    Nội dung: Nếu người lao động vì lý do cá nhân mà không tham gia đợt khám sức khỏe định kỳ cho tập thể người lao động do người sử dụng lao động tổ chức (người sử dụng lao động chi trả chi phí khám chữa bệnh) thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động nói trên phải: (i) tự đi khám bệnh; (ii) tự trả tiền khám sức khỏe (người lao động trực tiếp trả tiền cho cơ sở khám bệnh, ngư...
  • Trần Kim Xuyến - Thành phố Hồ Chí Minh (18/09/2024)

    Chi phí khám sức khỏe định kỳ

    Nội dung: Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực thương mại, có tổ chức khám sức khỏe cho người lao động định kỳ ít nhất 1 năm/ lần (công ty chi trả cho chi phí này). Tuy nhiên, do bận việc gia đình nên tôi đã không thể tham gia khám sức khỏe cùng với những người lao động còn lại theo thông báo của công ty. Vì vậy, công ty yêu cầu tôi phải tự đi khám và nộp lại hồ sơ khám sức khỏe cho công ty, đ...
  • CÔNG TY TNHH MAY MẶC BFORM - Thành phố Hà Nội (30/08/2024)

    Nghỉ lễ 2/9/2024 người lao động được nghỉ 4 ngày nhưng công ty tôi chỉ cho nghỉ 1 ngày là ngà y 2/9/2024.Như này có bị coi là vi phạm luật lao động không ạ?

    Nội dung: Nghỉ lễ 2/9/2024, nhà nước cho người lao động được nghri 4 ngày, nhưng công ty của tôi là CÔNG TY TNHH MAY MẶC BFORM, thì cho người lao động được nghỉ 1 ngày là vào ngày 2/9/2024 là ngày nghỉ chính, còn mồng 1 là vào chủ nhật thì vẫn là được nghỉ như thường lệ. Việc cho nghỉ không đúng quy định của nhà nước thì có bị coi là vi phạm luật lao động không ạ?
  • Lê Thị Thùy Linh - Thành phố Hà Nội (22/08/2024)

    Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

    Nội dung: - Huấn luyện ATVSLĐ theo nghị định 44/2016/NĐ-CP lúc trước thì ai được đào tạo Nhóm 2 rồi thì không cần đào tạo hằng năm trong Nhóm 4 nữa. - Nhưng từ Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì ai đào tạo Nhóm 2 rồi cũng đồng thời phải đào tạo hàng năm ở Nhóm 4 có phải không? Vì Nhóm 4 bây giờ là các người lao động không thuộc nhóm 1, 3, 5, 6, tức là Nhóm 2 cũng ở trong nhóm 4 phải không ạ Trích dẫn luật: 1. Nghị định 44/2016/NĐ-CP - Điề...
  • Phan Trọng Nghĩa - Tỉnh Bình Dương (20/08/2024)

    Hỏi về việc chọn ngày nghỉ lễ 02/09/2024

    Nội dung: Dịp lễ 02/09/2024 này, công ty tôi có yêu cầu một số nhân viên tăng ca vào ngày 03/09. Tuy nhiên, công ty cũng thông báo là công ty chọn ngày nghỉ lễ là ngày 01/09 (Chủ nhật) và ngày 02/09, đồng thời ngày 03/09 sẽ là ngày nghỉ bù của ngày Chủ nhật do Chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần của Công ty. Lý do họ chọn như vậy nhằm giảm số tiền tăng ca phải trả cho người lao động trong ngày 03/09 (chỉ có tổng 300% thay vì 400%) Câu hỏi của tôi là việc công ty tự ý chọn ngày 01/09 ...
  • Đỗ Đình Quyết - Tỉnh Bắc Ninh (20/08/2024)

    V/v đào tạo An toàn vệ sinh lao động cho đối tượng nhóm 3 - Sử dụng súng khí nén

    Nội dung: Kính gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Tôi có 1 câu hỏi liên quan đến việc đào tạo An toàn vệ sinh lao động cho đối tượng là người lao động nhóm 3 - người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Công ty tôi có sử dụng súng khí nén để vệ sinh các thiết bị & máy móc trong dây chuyền sản xuất (xem ảnh đính kèm). Cùng với đó, chúng tôi cũng có sử dụng hệ thống băng ...
  • Tổng công ty Dịch vụ số Viettel - Thành phố Hà Nội (16/08/2024)

    Xác định thân nhân được nhận tiền trợ cấp tai nạn lao động

    Nội dung: Kính gửi Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Hiện công ty tôi đang gặp trường hợp như sau: Người lao động của công ty bị tai nạn lao động qua đời nên công ty cần trả trợ cấp tai nạn lao động cho thân nhân của người lao động. Thế nhưng giữa vợ và cha mẹ ruột của người lao động lại đang có tranh chấp về số tiền trợ cấp này. Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiền trợ cấp phả...
  • CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST - Thành phố Hải Phòng (09/08/2024)

    Người lao động đã tham gia huấn luyện an toàn nhóm 2, 3, 4, 5, 6 theo khung huấn luyện quy định tại NĐ 44/2016/NĐ-CP có cần thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT nữa hay không?

    Nội dung: Căn cứ điều 9, Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Y tế “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động”: Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm: a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu. Tuy nhiên Căn cứ theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính ...
  • CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST - Thành phố Hải Phòng (09/08/2024)

    Pa lăng điện tải trọng nâng dưới 1000kg có yêu cầu kiểm định hay không?

    Nội dung: Theo Thông tư 36/2019/TT- BLĐTBXH Danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt có đề cập đến "Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên" nằm trong danh mục yêu cầu phải kiểm định. - Tuy nhiên theo QCVN 13: 2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pa lăng điện: Áp dụng cho pa lăng điện thông dụng cố định và di động dùng cáp hoặc xích (gọi chung là pa lăng) được sử dụng như một cơ ...